You are here

Tọa đàm “Đề cương về Văn hóa Việt Nam và sự phát triển của Văn học nghệ thuật Việt Nam”

Tác giả: 
Thanh Nhã

Ngày 2 tháng 3 năm 2023, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận phê bình Văn học nghệ thuật, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam đã tổ chức Tọa đàm với chủ đề “Đề cương về Văn hóa Việt Nam và sự phát triển của Văn học nghệ thuật Việt Nam”. Tiếp theo Hội thảo Khoa học cấp quốc gia do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối họp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội đồng Lý luận Trung ương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 27/2/2023 với chủ đề “80 năm Đơng v văn hóa Việt Nam (1943 -2023) - khởi nguồn và động lực phát triển” và Tọa đàm “Đề ơng về văn hóa Việt Nam và sự phát triển tư duy lý luận của Đảng về văn học nghệ thuật” do Hội đồng Lý luận phê bình Văn học nghệ thuật Trung ương tổ chức ngày 01/3/2023, nhằm nhận thức sâu sắc hơn những quan điểm cơ bản của Đảng về văn hóa, văn nghệ và giá trị lý luận thực tiễn của Đề cương trong quá trình thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng về công tác văn hóa, văn học nghệ thuật; đặc biệt là Kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị văn hóa toàn quốc ngày 24/11/2021, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Dự Tọa đàm có: đồng chí Trần Thanh Lâm – Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; PGS.TS, Nguyễn Thế Kỷ - Chủ tịch Hội đồng Lý luận phê bình Văn học nghệ thuật Trung ương; nhà thơ Hữu Thỉnh – nguyên Chủ tịch Liên hiệp Các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam; PGS.TS, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân – Chủ tịch Liên hiệp Các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam; GS.TS Lê Hồng Lý – Chủ tịch Hội đồng lý luận Văn học nghệ thuật, Liên hiệp Các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam; cùng hơn 60 văn nghệ sĩ, nhà khoa học, Chủ tịch các Hội Văn học nghệ thuật chuyên ngành Trung ương và địa phương; các phóng viên báo, đài Trung ương và Hà Nội.

Về phía Hội Nhạc sĩ Việt Nam có: Thiếu tướng, nhạc sĩ Nguyễn Đức Trịnh – Chủ tịch Hội; nhà Lý luận phê bình âm nhạc Nguyễn Thị Minh Châu – Phó Chủ tịch Hội; nhạc sĩ, nhà báo Nguyễn Thụy Kha; nhạc sĩ Nguyễn Lưu…

Khai mạc Hội thảo, PGS.TS, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân – Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam đã trình bày đề dẫn “Đề cương về Văn hóa Việt Nam và sự phát triển của văn học nghệ thuật Việt Nam”, nhận định: Đ cương về văn hóa Việt Nam năm 1943, đã tạo nền tảng lý luận quan trọng hình thành các chủ trương, đường lối văn hóa, văn nghệ của Đảng gắn với mỗi giai đoạn cách mạng. Dưới ánh sáng của Đề cương soi rọi.

Năm 2023 - dấu mốc 80 năm ra đời Đ cương về văn hóa Việt Nam cũng là dịp Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam (tiền thân là Hội Văn nghệ Việt Nam) nhìn lại lịch sử và chặng đường 75 năm hình thành, phát triển cùng những thành tựu, những đóng góp cần ghi nhận của văn học nghệ thuật Việt Nam vào việc xây dựng và phát triển nền văn hóa dân tộc, hiện thực và nhân văn; phát huy truyền thống văn hiến của dân tộc, hội nhập quốc tế vào văn minh nhân loại bằng bản sắc độc đáo và những giá trị đặc sắc của văn hóa Việt Nam qua mấy nghìn năm lịch sử. Với vai trò là “một bộ phận tinh tế, cốt lỗi của văn hóa”, đội ngũ văn nghệ sĩ - trí thức cần phải không ngừng vượt lên trong bối cảnh quốc tế và quốc gia biến chuyển mau lẹ, phức tạp với những đòi hỏi, thách thức mới để phát huy những giá trị, ý nghĩa của Đ cương về văn hóa Việt Nam đáp ứng kỳ vọng của nhân dân.

Toạ đàm sẽ nhìn lại chặng đường phát triển của văn học nghệ thuật nước nhà - những thành tựu đã đạt được, những điều còn hạn chế trong việc thực hiện tư tưởng chủ đạo của Đề cương là “Dân tộc hoá, Đại chúng hoá và Khoa học hoá” nền văn hoá; quán triệt Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị văn hóa toàn quốc ngày 24/11/2021, Toạ đàm tập trung làm rõ, sâu sắc vai trò nền tảng của Đề cương đối với sự nghiệp và tiến trình phát triển nền văn hóa, văn nghệ cách mạng Việt Nam xuyên suốt 80 năm, qua các thời kỳ hình thành, phát triển của Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam; triển khai định hướng, nhiệm vụ trọng tâm, đề xuất giải pháp cấp bách, tiếp tục vận dụng, bổ sung, phát triển những tư tưởng cốt lõi của Đ cương, từng bước hoàn thiện hệ thống lý luận về văn hóa, văn nghệ Việt Nam hiện đại trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; thúc đấy mạnh mẽ sự phát triến phong phú, toàn diện nền văn hóa, văn nghệ Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, khoa học, dân chủ và nhân văn.

Đấu tranh, phản bác những quan điểm sai trái, lệch lạc, thù địch; khắc phục những thiếu sót, thách thức còn tồn tại, thấu hiểu tính đặc thù của hoạt động văn hóa, văn nghệ, nỗ lực nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của chủ thể xây dựng phát triển văn hóa, văn nghệ, đó là: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân là chủ thể sáng tạo và hưởng thụ, đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ đóng góp vai trò trực tiếp, quan trọng; hội tụ quyết tâm đổi mới, chấn hưng văn hóa, văn nghệ Việt Nam, phấn đấu có thêm nhiều tài năng lớn với khát vọng ra đời những công trình văn hóa, tác phẩm văn nghệ có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật thuộc các loại hình, phản ánh sâu sắc hiện thực đổi mới của đất nước; có ý nghĩa tích cực bồi đắp nền tảng tinh thần của xã hội, xây dựng con người Việt Nam, bảo tồn và phát huy những giá trị đặc sắc của văn hóa Việt Nam, hội nhập quốc tế sâu rộng.

Tọa đàm đã nhận được 30 bản tham luận của các nhà lý luận phê bình văn học nghệ thuật, các giảng viên, các giáo sư, tiến sĩ, các nhà quản lý về các lĩnh vực văn học nghệ thuật, khoa học, với các nội dung: “Đề cương về văn hóa Việt Nam nguyên giá trị cho hôm nay” của NSND Vương Duy Biên; “Phát huy vai trò kết nối của âm nhạc” của Nhà LLPB âm nhạc Nguyễn Thị Minh Châu; “Vì một nền văn hóa văn nghệ tiên tiến, dân tộc, dân chủ, nhân văn và khoa học” của NSND Trần Quốc Chiêm; “Cần luật hóa hoạt động văn hóa nghệ thuật tạo điều kiện tốt nhất cho văn học nghệ thuật phát triển bền vững” của nhà văn Hoàng Dự; “Giá trị của Đề cương về văn hóa Việt Nam với phát huy sức mạnh mềm của văn hóa Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa văn hóa” của TS Hoàng Thị Đào; “Văn hóa truyền thống – biến đổi và thay đổi” của PGS.TS Nguyễn Xuân Đức; “Cần một tầm chiến lược xứng tầm để kiến tạo văn học Việt Nam như một phần của văn chương thế giới” của TS Bùi Như Hải; “Bản lĩnh kiến tạo sự đa dạng và độc đáo trong văn hóa các dân tộc thiểu số” của TS Đỗ Thị Thu Huyền; “Cảm nhận nhỏ về một đề cương văn hóa lớn” của nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha; “Một vài luận điểm bàn về văn hóa trong kiến trúc” của GS.TS.KTS Doãn Minh Khôi; “Từ đề cương về văn hóa Việt Nam 1943 đến thành tự bảo tồn, phát huy nền âm nhạc Việt Nam truyền thống hôm nay” của TS, nhạc sĩ Nguyễn Đình Lâm; “Xin một lời nói thẳng” của nhạc sĩ Nguyễn Lưu; “Đề cương về văn hóa Việt Nam 1943 là cột mốc quan trọng đầu tiên về chiến lược lãnh đạo văn hóa của Đảng trong việc định hướng xây dựng nền văn hóa Việt Nam” của KTS Nguyễn Trường Lưu; “Từ đề cương về văn hóa Việt Nam nhìn nhận vai trò đóng góp của văn nghệ sĩ trong các giai đoạn lịch sử của đất nước” của GS.TS Lê Hồng Lý; “Vai trò, vị trí quan trọng của văn hóa” của NSNA Hồ Sỹ Minh; “Tháo gỡ những điểm nghẽn về cơ chế để thúc đẩy văn học nghệ thuật phát triển” của Ths. NSND Trịnh Thúy Mùi; “Vài suy nghĩ từ Đề cương về văn hóa Việt Nam” của nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc; “Tiếp tục bổ sung, hoàn thiện và xây dựng cơ chế chính sách đáp ứng yêu cầu mới trong hoạt động văn học nghệ thuật” của nhà thơ, NSNA Bình Nguyên; “Vấn đề tập hợp, đào tạo, xây dựng đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ 80 năm qua dưới ánh sáng của Đề cương văn hóa Việt Nam 1943” của PGS.TS, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân; “Sân khấu trước và sau Đề cương về văn hóa Việt Nam” của PGS Nguyễn Tất Thắng; “Suy nghĩ về phương châm “dân tộc hóa” dưới ánh sáng của Đề cương văn hóa Việt Nam” của Nhà LLPB văn học Bùi Việt Thắng; “Từ đề cương về văn hóa Việt Nam 1943 tới Triển lãm văn hóa năm 1945” của nhà phê bình Mỹ thuật Trần Hậu Yên Thế; “Đề cương về văn hóa Việt Nam với sự thành lập các tổ chức về văn hóa văn nghệ” của PGS.TS Nguyễn Ngọc Thiện; “Một số ý kiến từ chủ đề “Đề cương về văn hóa Việt Nam và sự phát triển của văn học nghệ thuật Việt Nam” của PGS.TS.NSND Ứng Duy Thịnh; “Văn học nghệ thuật thành phố Đà Nẵng góp phần xây dựng nền văn hóa dân tộc, đại chúng, khoa học” của Th.S, nhà nghiên cứu VHDG Bùi Văn Tiếng; “Từ đề cương văn hóa Việt Nam tới 65 năm con đường âm nhạc cách mạng Việt Nam” của Thiếu tướng, nhạc sĩ Nguyễn Đức Trịnh; “Vài suy nghĩ về nguyên tắc dân tộc hóa trong Đề cương về văn hóa Việt Nam với thực tiễn mỹ thuật Việt Nam hiện nay” của nhà phê bình mỹ thuật Phạm Quốc Trung; “Soi chiếu hệ giá trị của Đề cương về văn hóa Việt Nam vào lĩnh vực hoạt động điện ảnh” của PGS.TS Đỗ Lệnh Hùng Tú; “Dân tộc, đại chúng, khoa học – yếu tố để kiến trúc phát triển bền vững” của KTS Phạm Thanh Tùng; “Tình cảm gia đình trong chảy thi ca Việt” của TS Đỗ Anh Vũ…

Nhà thơ Hữu Thỉnh – nguyên Chủ tịch Các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam

PGS.TS, Nguyễn Thế Kỷ - Chủ tịch Hội đồng Lý luận phê bình Văn học nghệ thuật Trung ương

GS.TS Lê Hồng Lý – Chủ tịch Hội đồng lý luận Văn học nghệ thuật, Liên hiệp Các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam

Tại Tọa đàm, đã có một số tham luận và ý kiến trực tiếp của: Nhà văn Hữu Thỉnh; PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ; PGS.TS, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân; GS.TS Lê Hồng Lý; NSND Vương Duy Biên; NSND Trần Quốc Chiêm; nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha; nhạc sĩ Nguyễn Lưu; nhà thơ, NSNA Bình Nguyên; nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc; nhà thơ Nguyễn Quang Thiều; nhà văn Đỗ Kim Cuông; KTS Nguyễn Trường Lưu; Th.S, nhà nghiên cứu VHDG Bùi Văn Tiếng; PGS.TS Nguyễn Ngọc Thiện… bám sát chủ đề của Tọa đàm, thực trạng phát triển đội ngũ văn nghệ sĩ trên cơ sở Đề cương Văn hóa Việt Nam từ năm 1943, chặng đường phát triển đội ngũ văn học nghệ thuật, đội ngũ văn nghệ sĩ trí thức đã song hành cùng dân tộc để lại rất nhiều chiến công, nhiều tác phẩm, cột mốc lịch sử qua thời kỳ chống Pháp và chống Mỹ đến thời kỳ đổi mới đất nước, với ba nguyên tắc cơ bản là: Dân tộc – Khoa học – Đại chúng, còn nguyên giá trị về lý luận và thực tiễn, về tư tưởng, nghệ thuật, học thuật. Khẳng định Đề cương là tuyên ngôn đầu tiên của Đảng về chiến lược xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam trước khi cách mạng Tháng Tám thành công, lập nên Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, là văn kiện khai phóng, cắm mốc lịch sử tư duy chiến lược sâu sắc về việc Đảng vô sản phải kịp thời nắm quyền lãnh đạo văn hoá, văn nghệ, tổ chức tập hợp đội ngũ trí thức văn hoá, văn nghệ sĩ trong mặt trận dân tộc thống nhất, đồng hành cùng sự nghiệp cách mạng, chấn hưng nền văn hoá mới của dân tộc, phục vụ đông đảo quần chúng nhân dân lao động.

Tọa đàm đã thảo luận sâu, nhất trí về giá trị lý luận và thực tiễn của Đề cương còn nguyên giá trị và được soi chiếu góc độ của ngày hôm nay và đặc biệt trong lĩnh vực văn học nghệ thuật. Tọa đàm cũng  đưa ra các các vấn đề thực trạng, khó khăn, kiến nghị, đề xuất để tháo gỡ được những khó khăn cho con đường tiếp theo của ánh sáng Đề cương văn hóa, con đường của Đảng, Chính sách của Nhà nước đối với văn học nghệ thuật…

Đồng chí Trần Thanh Lâm - Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, đã có những ý kiến phát biểu kết luận: “Đây là cuộc Tọa đàm chất lượng cao.

Trong thời gian vừa qua Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến lĩnh vực văn hóa, trong đó văn học nghệ thuật là tinh hoa, tinh túy của văn hóa nước nhà đã được quan tâm trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã nêu rõ. Sau đó trong Hội nghị Văn hóa toàn quốc do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì, đã phát biểu kết luận sâu sắc với 6 nhiệm vụ và 4 giải pháp cụ thể để nói về vấn đề văn hóa trong đó có văn học nghệ thuật, sau đó có hàng loạt các hội thảo, các hoạt động, các sự kiện… văn hóa được diễn ra sôi nổi.

Trước hết, chúng ta phải khẳng định thực tiễn lịch sử 80 năm qua đã chứng minh Đề cương văn hóa Việt Nam sự khai phá mở đường, làm nền tảng lý luận của Đảng về văn hóa, văn nghệ và cho đến hôm nay một số nội dung cụ thể trong Đề cương đã được thực tiễn điều chỉnh bổ sung và phát triển một cách biện chứng nhưng những tư tưởng cốt lõi thì vẹn nguyên giá trị và đóng vai trò hạt nhân trong đường lối văn hóa văn nghệ của Đảng ta, dưới ánh sáng của Đề cương Đảng và Nhà nước ta, trong đó có đội ngũ văn nghệ sĩ đã hòa cùng với nhân dân để chung tay xây dựng nền văn hóa văn nghệ Việt Nam xã hội chủ nghĩa với những thành tựu to lớn toàn diện và Đề cương đã trở thành một bộ phận hữu cơ không thể tách rời của nền văn nghệ dân tộc trong suốt 80 năm qua và là kim chỉ nam cho phát triển văn học nghệ thuật Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

Kỷ niệm 80 năm ra đời Đề cương cũng là thời điểm chúng ta chuẩn bị kỷ niệm 75 năm thành lập các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam và Đảng ta tiến hành tổng kết Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị khóa X về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

Qua tọa đàm và được nghe các ý kiến của các đại biểu, nổi lên 4 yêu cầu đặt ra đối với chúng ta trong giai đoạn hiện nay:

Thứ nhất, phải nâng cao hơn nữa nhận thức của toàn thể hệ thống chính trị nhất là đội ngũ quản lý về đặc trưng của văn học nghệ thuật; về vị trí vai trò của lĩnh vực quan trọng này đối với sự phát triển bền vững của đất nước. Phải thay đổi về nhận thức, phải thấy được tầm giá trị quan trọng ảnh hưởng, tác động vô cùng to lớn của văn học nghệ thuật, chuyển nhận thức sang hành động.

Thứ hai, Nghị quyết của Đảng nhấn mạnh văn hóa phải đặt ngang hàng với chính trị - xã hội, để thấy được sức mạnh to lớn của văn hóa; yêu cầu chúng ta phải tập trung nghiên cứu hệ thống lý luận văn nghệ Việt Nam và phát huy mạnh mẽ vai trò của phê bình văn học nghệ thuật.

Thứ ba, những yêu cầu đặt ra, cần phát hiện, đào tạo bồi dưỡng các tài năng trẻ để tiếp nối thế hệ văn nghệ sĩ đi trước.

Thứ tư, phải quan tâm đến giáo dục thẩm mỹ cho công chúng, đặc biệt là giới trẻ…”.

ĐĂNG BÌNH LUẬN

CAPTCHA
This question is for testing whether or not you are a human visitor and to prevent automated spam submissions.