You are here

Sâu lắng “Tình yêu Hà Nội” lần thứ XIII

Tác giả: 
Thanh Nhã

Đêm nhạc “Tình yêu Hà Nội” lần thứ XIII, diễn ra vào tối 14 tháng 12 năm 2020, tại Nhà hát lớn Hà Nội, do Hội Âm nhạc thành phố Hà Nội tổ chức, nhân kỷ niệm 48 năm chiến thắng Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không. Đêm nhạc đã được tổ chức 13 năm liên tiếp để tôn vinh các nhạc sĩ được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật, đặc biệt là những sáng tác về Hà Nội.

Đến dự chương trình có: GS.TS.NGƯT Vương Đình Huệ - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội; bà Ngô Thị Thanh Hằng - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy khóa XVI; bà Bùi Huyền Mai - Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội; ông Chử Xuân Dũng – Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội; NSND Trần Quốc Chiêm – Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội;  nhạc sĩ Trương Ngọc Ninh – Chủ tịch Hội Âm nhạc Hà Nội; và các Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật chuyên ngành Hà Nội…

Về phía Hội Nhạc sĩ Việt Nam có: PGS.TS, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân – Chủ tịch Hội; nhạc sĩ Đức Trịnh – Phó Chủ tịch Thường trực Hội; nhà LLPB Nguyễn Thị Minh Châu - Phó Chủ tịch Hội; NSND Phạm Ngọc Khôi – Phó Chủ tịch Hội;  nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn – Tổng Giám đốc Trung tâm bảo vệ quyền tác giả Âm nhạc Việt Nam; và các nhạc sĩ trong Ban Chấp hành Hội, các nhạc sĩ lão thành: GS Chu Minh, TS, nhạc sĩ Doãn Nho, nhạc sĩ Văn Dung, và đông đảo các nhạc sĩ, nghệ sĩ, khán giả của Thủ đô...

Đêm nhạc gồm 2 phần:

Phần I, với chủ đề “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không" biểu diễn 5 ca khúc nổi tiếng về Hà Nội: “Hà Nội những đêm không ngủ” của nhạc sĩ Phạm Tuyên, biểu diễn: NSND Quang Thọ - NSND Quang Huy – NSƯT Thanh Vinh.

Và “Bài ca Hà Nội” của Vũ Thanh, biểu diễn: ca sĩ Xuân Hảo – Lương Nguyệt Anh; “Hà Nội của tôi” của Tiến Minh, biểu diễn: ca sĩ Minh Quân; “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” của Phạm Tuyên, biểu diễn: nhóm Thăng Long;  “Hà Nội niềm tin và hy vọng” của Phan Nhân, biểu diễn: nhóm Thăng Long và – nhóm Pha Lê.

Phần II, giới thiệu các tác phẩm âm nhạc của 3 nhạc sĩ được Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật: cố nhạc sĩ Hoàng Dương, nhạc sĩ Đặng Hữu Phúc và nhạc sĩ Vũ Thiết, đã giúp khán giả gợi nhớ về những trang sáng ngời trong hành trình tìm lại độc lập, tự do, hạnh phúc của những người con Hà Nội. Tự hào về truyền thống ngàn năm được người Hà Nội giữ gìn và bước tiếp, để hôm nay chúng ta lại cùng nhau cất lên những khúc ca tươi mới trong hành trình vươn lên, bay xa của Thủ đô Hà Nội – trái tim của cả nước, với những tác phẩm nổi tiếng của các nhạc sĩ.

* Cố PGS.NGND, nhạc sĩ Ngô Hoàng Dương với những tác phẩm khí nhạc cho đàn dây và dàn nhạc giao hưởng, các ca khúc trữ tình thấm đượm tình yêu quê hương đất nước, tình yêu đôi lứa: độc tấu violon “Hát ru”, biểu diễn: Violon NSƯT Ngô Hoàng Linh cùng Dàn nhạc Giao hưởng quốc gia Việt Nam, nhạc trưởng: Tetsuji Honna (Nhật Bản); ca khúc “Ru lại tình sau”, biểu diễn: ca sĩ Vũ Thắng Lợi; độc tấu cello“Tiếng hát sông Hương", biểu diễn: NSND Ngô Hoàng Quân; “Tiếng hát anh tìm em” biểu diễn: ca sĩ Vũ Thắng Lợi; “Tiếng mưa rơi”,  “Hướng về Hà Nội” biểu diễn: ca sĩ Phạm Thu Hà.

"Hát ru" - Hoàng Dương, biểu diễn NSƯT Ngô Hoàng Linh cùng dàn nhạc.

* Nhạc sĩ Đặng Hữu Phúc với những tác phẩm khí nhạc chuyên nghiệp cao và những ca khúc đầy lãng mạn, tinh tế, sâu lắng: “Lời ru trống đồng”, biểu diễn: ca sĩ Minh Chuyên, piano: Trần Thương Hà; độc tấu piano “Chùm hoa Việt Nam”, biểu diễn: Bokyungt Lee (Hàn Quốc); “Lời ru mùa đông”, biểu diễn: ca sĩ Ngọc Hà; “Bên dòng sông năm tháng”, biểu diễn: ca sĩ Minh Chuyên; “Hà Nội mưa mùa đông”, biểu diễn: ca sĩ Đăng Thuật; “Trăng chiều”, biểu diễn: ca sĩ Hoàng Quyên.

 “Chùm hoa Việt Nam” - Đặng Hữu Phúc, biểu diễn: Bokyungt Lee

* Nhạc sĩ Vũ Thiết với những tác phẩm thính phòng, các ca khúc thấm đượm âm hưởng dân gian, trữ tình lãng mạn: song tấu sáo và piano “Rừng gọi”, biểu diễn sáo: Ly Hương, piano: Quỳnh Trang; ca khúc “Nghe câu Quan họ trên cao nguyên” (thơ: Hữu Thỉnh), biểu diễn: ca sĩ Lương Nguyệt Anh và vũ đoàn Hà Nội trẻ; “Hà Nội thu” (thơ: Thái Thăng Long), biểu diễn: ca sĩ Phúc Tiệp; “Lời sóng hát” (thơ: Trịnh Công Lộc), biểu diễn: nghệ sĩ Liên Hương; “Tiếng hát bên bờ sông Trà”, biểu diễn: nhóm Pha Lê; “Khúc tráng ca biển” (thơ: Trịnh Công Lộc), biểu diễn: ca sĩ Xuân Hảo, hợp xướng Hanoi Harmony và vũ đoàn Hà Nội trẻ.

“Rừng gọi” - Vũ Thiết, biểu diễn sáo: Ly Hương, piano: Quỳnh Trang

Chỉ đạo nghệ thuật, kịch bản và lời bình: nhạc sĩ Trương Ngọc Ninh; tổng đạo diễn: nhạc sĩ Hồ Trọng Tuấn. Đặc biệt, chương trình lần đầu tiên có dàn nhạc giao hưởng tham gia biểu diễn các tác phẩm khí nhạc giao hưởng, thính phòng, mang đến cho khán giả Thủ đô một không gian âm nhạc bác học nhưng cũng rất trữ tình, sâu lắng, nhớ về Hà Nội một thời đạn bom, một thời chìm trong khói lửa chiến tranh nhưng những người con của Thủ đô vẫn kiên cường chiến đấu bảo vệ quê hương – Hà Nội thời hòa bình với những nét đẹp của cuộc sống bình dị mà sâu lắng trong ca từ, giai điệu nồng nhiệt cháy bỏng, lãng mạn, thiết tha.

Tại chương trình, nhạc sĩ Trương Ngọc Ninh – Chủ tịch Hội Âm nhạc Hà Nội đã phát biểu, với những chia sẻ sâu sắc:  

“Hôm nay, chúng ta gặp mặt tại đây trong không khí đất nước vừa trải qua những khó khăn to lớn, nhưng vẫn vững vàng bước tiếp những chặng đường mới, chào mừng thành công của Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII; chia sẻ niềm vui của các nhạc sĩ đã được Nhà nước tôn vinh với Giải thưởng cao quý Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước. Như một cuốn nhật ký bằng âm thanh được ghi lại những tác phẩm qua những thăng trầm của Đất nước góp phần giữ yên bờ cõi yên bình. Chúng ta được nghe lại những âm thanh ký ức những ngày Hà Nội 12 ngày đêm – Điện Biên Phủ trên không, những kỷ niệm đẹp về tình yêu, về Hà Nội của 3 nhạc sĩ được tôn vinh hôm nay, để thấy cuộc sống hôm nay thật đẹp, quá khứ hào hùng và tương lai tươi sáng…”.

ĐĂNG BÌNH LUẬN

CAPTCHA
This question is for testing whether or not you are a human visitor and to prevent automated spam submissions.