You are here

Ngày Âm nhạc Việt Nam lần thứ 11 năm 2020: “Âm sắc mùa thu”

Tác giả: 
Thanh Nhã

Chào mừng Ngày Âm nhạc Việt Nam lần thứ XI (3/9/2010 – 3/9/2020), chào mừng thành công Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Nhạc sĩ Việt Nam nhiệm kỳ X (2020-2025), Hội Nhạc sĩ Việt Nam phối hợp với Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội tổ chức chương trình âm nhạc trực tuyến (Concert online) vào sáng mồng 3 tháng 9 năm 2020 tại Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội. Với chủ đề Âm sắc mùa Thu được phát trực tiếp trên fanpage chính thức Hoinhacsi.vn của Hội Nhạc sĩ Việt Nam và MUCA của Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội.

Đến dự chương trình có: PGS.TS, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân – Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam; nhạc sĩ Đức Trịnh - Phó Chủ tịch Hội; nhà LLPB Nguyễn Thị Minh Châu - Phó Chủ tịch Hội; NSND Phạm Ngọc Khôi – Phó Chủ tịch Hội; nhạc sĩ Trần Nhật Dương - Trưởng Ban Kiểm tra; và các nhạc sĩ trong Ban Chấp hành: TS, Đại tá, nhạc sĩ Nguyễn Xuân Thủy – Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa nghệ thuật Quân đội; NSND, nhạc sĩ Nguyễn Quang Vinh – Quyền cục trưởng Cục Nghệ thuật Biểu diễn; nhạc sĩ, Đại tá Đinh Công Thuận – Chánh Văn phòng Hội; NSND Ngô Hoàng Quân; GS, nhạc sĩ Chu Minh – Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật; NSND Thái Bảo; và các nhạc sĩ thuộc Trường Đại học Văn hóa nghệ thuật Quân đội…

Phát biều khai mạc chương trình, PGS.TS, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân đã khẳng định:

Ngày mồng 3/9 là ngày hội lớn của giới âm nhạc Việt Nam. Kể từ năm 2010 khi Hội Nhạc sĩ Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ cho phép lấy ngày mồng 3/9 hàng năm là Ngày Âm nhạc Việt Nam cho đến nay tròn 10 năm kể từ ngày chúng ta tổ chức lần đầu tiên vào năm 2010, tròn 60 năm khi nhớ lại sự kiện ngày mồng 3/9 năm 1960, Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã bắt nhịp “Bài ca Kết đoàn” tại Công viên Bách Thảo Hà Nội chào mừng thành công Ðại hội Ðảng toàn quốc lần thứ III, và chính hình ảnh Bác bắt nhịp “Bài ca Kết đoàn” đã trở thành biểu tượng của sự đoàn kết dân tộc, sự thống nhất Đất nước cũng như là sự đoàn kết với các dân tộc trên thế giới, đồng thời hình tượng Bác bắt nhịp “Bài ca Kết đoàn” đã trở thành biểu tượng của văn hóa Việt Nam, của âm nhạc Việt Nam. Chính vì thế, trong ngày hôm nay, giới âm nhạc cả nước vô cùng tự hào và phấn khởi để tổ chức một ngày hội của giới âm nhạc cả nước những đồng thời cũng là ngày hội của toàn dân, ngày hội của cả nước ca hát và hướng tới những giá trị đích thực của nền âm nhạc cách mạng Việt Nam. Vì đại dịch Covid-19 ảnh hưởng còn lan rộng và ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực của nước  ta cũng như thế giới, năm nay Hội Nhạc sĩ Việt Nam chủ trương tổ chức chương trình hòa nhạc trực tuyến. Đây cũng là một hình thức mới để đáp ứng với nhu cầu của đất nước cũng như thực hiện nghiêm chỉnh chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về phòng chống dịch Covid-19. Xin gửi tới tất cả các bạn bè đồng nghiệp, các nhạc sĩ, nghệ sĩ trong cả nước cũng như khán thính giả yêu mến âm nhạc những lời chúc tốt đẹp nhất trong Ngày Âm nhạc Việt Nam.

Chương trình đã giới thiệu 17 tác phẩm âm nhạc của các nhạc sĩ hội viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam từ các vùng miền trên cả nước, nội dung các tác phẩm như những thanh âm rộn rã mùa thu đầy cảm xúc ẩn chứa niềm kiêu hãnh tự hào của cả dân tộc chào mừng 75 năm Ngày Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2 tháng 9. Giới âm nhạc và công chúng yêu nhạc cùng hòa trong niềm vui chung qua nhiều hoạt động âm nhạc sôi nổi trên khắp mọi miền đất nước.

1. Bài ca “Mừng ngày Âm nhạc Việt Nam”, sáng tác: Đỗ Hồng Quân, biểu diễn: Tốp ca Trường Đại học Nghệ thuật Quân đội

2.Đảng như mặt trời, như người thân yêu”, sáng tác: Lê Đăng Vệ (Quảng Ninh), biểu diễn: Vũ Thắng Lợi

3. “Biển – Tổ quốc tôi”, sáng tác: Xuân Bình (Hải Phòng), biểu diễn: Đoàn Văn công Hải Quân, biên đạo múa: Đức Huy

4. “Ầu ơ tiếng Việt”, Sáng tác: Đình Nghĩ (Lâm Đồng), Biểu diễn: Vũ Phương, Tuyết Mai

5. “Sông quê”, sáng tác: Hoàng Anh (Quảng Trị), biểu diễn: NSƯT Việt Hoàn

6. “Thời hoa đỏ”, âm nhạc: Nguyễn Đình Bảng (Hà Nội), thơ: Thanh Tùng, biểu diễn: NSND Thái Bảo

7. “Chiến sĩ mũ nồi xanh”, sáng tác: Thiếu tướng, TTND Nguyễn Hồng Sơn (TP Hồ Chí Minh), biểu diễn: Vũ Thắng Lợi, Lim Long, Thu Thủy, Nhật Linh, Bảo Ngọc, Cát Tiên, Nhóm bè VK và các cháu Nhà Văn hóa Thiếu Nhi quận Ba Đình, Hà Nội

8.  “Đêm trăng rơi”, âm nhạc: Đỗ Hồng Quân (Hà Nội); thơ: Đức Ban, ca sĩ: Lương Nguyệt Anh, diễn viên phụ họa: Bá Hân

9. Violin and Piano “Lotus in the moonlight (Hoa sen dưới trăng) – Sáng tác: Đặng Hồng Anh (Ba Lan), biểu diễn: Chương Vũ – Violin, Chika Murata và Michael Schneider – Piano

10. “Tình biển”, âm nhạc: Võ Lê (Bà Rịa – Vũng Tầu), thơ: Trần Minh Ngọc, biểu diễn” ca sĩ: Hoàng Đạt

11. “Phố vắng”, sáng tác: Duy Thái (Hải Phòng), biểu diễn: Đào Nguyên Vũ

12. “Đà Nẵng mãi yêu thương”, sáng tác và Biểu diễn: Đình Thậm (Đà Nẵng)

13. “Cần Thơ một dáng đồng bằng”, sáng tác: Thế Long (Cần Thơ), biểu diễn: Lâm Trần Thuận

14. “Ca dao sông quê, sáng tác: Ngọc Thịnh (Hà Tĩnh), biểu diễn: Đăng Thuật

15. “Huế và em”, sáng tác: Lê Chí Quốc Anh (Thừa Thiên – Huế); thơ: Thanh Nhã, biểu diễn: Hà Vy

16. “Phong lan đá”, sáng tác: Xuân Dũng (Sơn La). biểu diễn: Lầu Anh

17. “Miền Tây khúc hát tự hào”, sáng tác: Trần Viêt Kỳ (Nghệ An), biểu diễn: Đội VNQC huyện Quế Phong

 

Một số hình ảnh tại chương trình:

ĐĂNG BÌNH LUẬN

CAPTCHA
This question is for testing whether or not you are a human visitor and to prevent automated spam submissions.