You are here

Đêm vinh danh Hoàng Thi Thơ

Tác giả: 
Như Hà

Hoàng Thi Thơ hồi trẻ

Hoàng Thi Thơ (1929 - 2001) là một tên tuổi lớn của nền tân nhạc Việt Nam, ông viết gần 500 bản tình ca, trong đó nhiều bài đã thành bất hủ, dù thời thế có nhiều thay đổi. Từ giữa năm 2009 đến nay một số các ca khúc của ông đã được phổ biến trở lại.

Vào lúc 20h30 ngày 23/3 tại Nhà hát Bến Thành (TP.HCM), chương trình Tình khúc vượt thời gian với chủ đề Tuyệt phẩm Hoàng Thi Thơ và những bản tình ca do Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại TP.HCM và Jetstudio phối hợp thực hiện sẽ diễn ra, trực tiếp trên VTV9 và nối sóng trên VTV Phú Yên, Đài PT&TH Lâm Đồng. Đây có lẽ là một trong số ít chương trình hát nhiều ca khúc của nhạc sĩ này, dù chưa phải là tiêu biểu nhất. Khán giả sẽ được nghe lại những nhạc tình rất quen thuộc như Duyên quê, Đám cưới trên đường quê, Mấy nhịp cầu tre, Đường xưa lối cũ, Rước tình về với quê hương, Túp lều lý tưởng, Tà áo cưới, Niềm đau của cát, Một lần cuối…
Nhạc của Hoàng Thi Thơ khá uyển chuyển và biến hóa về chủ đề, bên cạnh các ca khúc, ông còn viết “nhạc chuyện”, mà tiêu biểu có thể kể đến Chuyện tình La Lan, Chuyện cô lái đò bến Hạ và Chuyện tình của người trinh nữ tên Thi - ca sĩ Đông Đào sẽ trình bày nhạc phẩm này tại chương trình. Ông cũng là tác giả của các nhạc kịch như Quang Trung đại phá quân Thanh, Trưng Vương đại phá quân Đông Hán, Từ Thức lạc lối bích đào, Dương Quý Phi, Cô gái điên, Ả Đào say...

Trước tác đồ sộ, nhưng suốt đời hình như tự Hoàng Thi Thơ chỉ chọn ra 4 băng nhạc mang tên ông, đó là Hoàng Thi Thơ 1: Rước tình về với quê hương, Hoàng Thi Thơ 2: Việt Nam như đóa hoa xinh, Hoàng Thi Thơ 3: Đưa em qua cánh đồng vàng, và Hoàng Thi Thơ 4: Vết chân đà điểu.

Hoàng Thi Thơ còn là một nhà nghiên cứu và sáng tạo múa nổi tiếng, “người tiên phong xây dựng những điệu vũ vừa hiện đại vừa đậm chất dân tộc”. Ông cũng là đạo diễn của phim nhạc kịch Cô gái điên (1965) vá các phim khác Người cô đơn, Chuyện tình buồn, Tiếng hát trong trăng, Người đẹp Bạch Hoa thôn, Chiêu Quân cống Hồ….

(Nguồnhttp://thethaovanhoa.vn)

BÌNH LUẬN

 Khi nghe thuat la thu thiet , khong gi co the ngan cam duoc!

 Ngày xưa tôi cứ ngỡ Hoàng Thi Thơ là phụ nữ (xin lỗi rất nhiều). Nhạc của Hoàng Thi Thơ thật tuyệt vời. 

 Theo tôi chữ "Tân nhạc" phải gọi cho đúng tên của nó là : Ca khúc phòng trà viết theo kiểu châu Âu. Vì chữ Tân Nhạc có thể hiểu là Nhạc Mới, mà chữ Nhạc thì vô cùng phong phú, bao gồm cả khí nhạc, nhạc kịch opera vv... trong khi Tân Nhạc của ta thì chỉ có ca khúc viết theo lối phương Tây. Còn về Lịch sử âm nhạc mà những ai đã học qua nhạc viện ở bất cứ nơi nào trên thế giới, không bao giờ người ta nhắc tới các tác giả ca khúc quần chúng (không viết phần đệm). Đó là thực tế, bạn nào đã học qua nhạc viện đều thấy rõ. Thí dụ Lịch sử âm nhạc Nga, những tác giả của những bài hát rất nổi tiếng ở VN như "Chiều Mat xo cơ va", "Hoa Anh Đào", "Cachiusa" vv...Chả ai nhắc tới bởi vì bên cạnh những Tchaikovski, Mousorgski. Rimski-Koocsakov, Rakhmaninov, Prokofiev, Stravinski, Shotstakovich...vv  thì họ quá bé nhỏ Và dòng "Tân nhạc”  “Ca khúc phòng trà” phát triển đến nay trở thành dòng “Ca khúc quần chúng” hay “Ca khúc phổ thông”, chiếm lĩnh hầu hết nhu cầu thưởng thức về ca hát của người Việt Nam Tôi cũng xin mạn phép được lướt nhanh qua những điểm chính của nền ca khúc quần chúng ở Việt Nam mong các bạn hiểu được những ý chính. Hiện tượng Ca khúc quần chúng đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam vào những năm 30 với một số ca khúc mới được sáng tác và ghi theo ký âm pháp Tây phương.  Trong những ngày đầu, hầu hết các tác giả ca khúc đều tự học hoặc chỉ có trình độ nhạc lý cơ bản, ca khúc của họ chịu ảnh hưởng nặng nề của chủ nghĩa lãng mạn Pháp cuối mùa về lời ca và không khí phòng trà Tây phương về âm nhạc. Tuỳ theo các nhu cầu xã hội và chính trị cụ thể, họ pha thêm vào tác phẩm một chút thang âm ngũ cung bình quân luật trong giai điệu, và ít nhiều tính cách dân tộc chủ nghĩa và ái quốc chủ nghĩa trong lời ca. Đặc trưng của ca khúc thời tân nhạc Việt Nam là việc sử dụng các yếu tố nhạc tính Tây phương trong hoà âm, trong thang âm bình quân luật, trong bố cục theo dạng A-B-A, trong việc sử dụng nhóm nhạc nhẹ để đệm cho giọng hát, và trong việc xây dựng tiết tấu trên sườn của các điệu khiêu vũ phổ thông như tango, valse, cha-cha, rumba, slow, v.v.  Những nhạc sĩ đầu tiên của nền Tân Nhạc vì vốn liếng âm nhạc rất hạn chế, nên tác phẩm của họ cũng chỉ để phục vụ trong các quán bar, phòng trà là chủ yếu. Sau một giai đoạn tình ca, ca khúc phổ thông được sử dụng để tác động vào tinh thần kháng chiến chống Pháp. Trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam. Ở miền Nam, nó được gia thêm hương vị của loại ca khúc thương mại của Mỹ và Pháp đương thời và trở thành một mặt hàng tiêu dùng cực kỳ phổ thông. Ở miền Bắc, nó được sử dụng tối đa như một phương tiện tuyên truyền chính trị rất hữu hiệu thôi thúc toàn dân ra trận đánh Mỹ. Như thế, sự ra đời của nó là sự ra đời của nền Ca khúc phổ thông, quần chúng, và từ đầu nó đã nhanh chóng nắm vai trò thống lĩnh trong hoạt động âm nhạc Việt Nam, và vẫn còn giữ vị trí ấy cho đến hiện nay. Quả thực, khán thính giả Việt Nam đã bị choáng ngợp bởi hiện tượng này đến độ, đối với đa số người, khái niệm "âm nhạc" hoàn toàn đồng nghĩa với khái niệm "ca khúc quần chúng". "Nhạc" chỉ còn có nghĩa là "bài hát." Theo cái nhìn của một người hoạt động âm nhạc chuyên nghiệp, được đào tạo đầy đủ, nó chỉ là một thứ nghệ thuật nghiệp dư, Hoàng Thi Thơ cũng không là ngoại lệ .  

Hạt cát có vai trò của hạt cát, dù là vật chất bé nhỏ nhưng không có nó không thể thành tòa lâu đài nguy nga được. Nếu nói "ở bất kì nước nào trên thế giới không bao giờ người ta nhắc tới tác giả ca khúc quần chúng" là cực đoan. Bài La Marseillaise của bi sĩ Rouget de Lisle là ví dụ. Vấn đề ở chỗ nếu xây tòa lâu đài chỉ bằng cát thì chỉ cần tòa lâu đài đó chỉ bằng cái đụn rơm và một trận gió nhỏ sẽ thổi bay sạch. Việt Nam chưa có nền âm nhạc cổ điển, nhưng thế giới thì đã khủng hoảng nhạc cổ điển cả thế kỉ nay, càng ngày càng khủng hoảng trầm trọng. Tốt hơn hết là phải chú trong xây dựng nền âm nhạc bác học nhưng cũng không bỏ rơi ca khúc phổ thông. Vĩ nhân có thể sống cả đời với cơm tương cà nhưng không thể sống nổi vài tháng chỉ ăn sơn hào hải vị. Sơn hào hải vị chỉ là điều kiện cần để bồi bổ cho cơ thể cường tráng khỏe mạnh chứ không phải là điều kiện cần và đủ...

 Sách về lịch sử nhắc tới các tác giả viết quốc ca rất nhiều. Điều đó không ai có thể phủ nhận. Những bài hát đó nó có giá trị lịch sử rất lớn, nhiều khi nó làm thay đổi cả LS, nhưng về học thuật âm nhạc thì không. Cũng như lá cờ đỏ sao vàng, hoặc tất cả các lá quốc kỳ của tất cả các quốc gia, được nhắc trong sách lịch sử, có giá trị về lịch sử. Nhưng trong "Lịch sử mỹ thuật" thì không ai nhắc nó là Tác phẩm Mỹ thuật. Vậy nên nhớ sách về "Lịch sử âm nhạc" thuần tuý học thuật thì không ai nhắc tới các bài hát quần chúng cả, dù cho đó là bài quốc ca của bất cứ nước nào. Các bạn nào đã học LS âm nhạc trong các nhạc viện trên toàn TG đều thấy rõ điều này.

1. Nói qua về mấy cuốn sách lịch sử âm nhạc thế giới ở VN Môn "Lịch sử Âm nhạc nước ngoài" đưa vào giảng dạy chính khóa trong Trường Âm nhạc Việt Nam từ năm 1956. Ngày đó, những giảng viên môn học này cố gắng biên soạn giáo trình bằng cách đánh máy chữ các bài giảng rồi đóng thành từng tập để học sinh sinh viên học. Năm 1976, Khoa Lí luận - Sáng tác Nhạc viện Hà Nội biên soạn lại cuốn Lịch sử Âm nhạc châu Âu, nhưng thực chất là tải bản có bổ sung cuốn đánh máy năm 1956. Lần này cũng đánh máy chữ thủ công, đóng quyển và gọi là xuất bản. Đến năm 1983, xưởng in Nhạc viện Hà Nội xuất bản Tập 1 của cụ Nguyễn Xinh, viết về âm nhạc nước ngoài từ lúc hình thành cho đến thế kỉ 18. Phải đến 16 năm sau, tức là năm 1999, Nhạc viện Hà Nội mới xuất bản được nốt Tập 2, tiếp nối từ thế kỉ 18 cho đến hết nửa đầu thế kỉ 19. Cả 2 cuốn đều đánh máy chữ nhòe nhoẹt, đọc toét cả mắt.  Tập 2 cuốn sách Lịch sử Âm nhạc châu Âu chia làm 2 phần: Phần thứ nhất, TRƯỜNG PHÁI ÂM NHẠC CỔ ĐIỂN VIÊN, gồm 10 bài của tác giả Thế Vinh; Phần thứ hai, CHỦ NGHĨA LÃNG MẠN TRONG ÂM NHẠC CHÂU ÂU, gồm 12 bài của Trần Thị Nhung. 2. Về bài La Marseillaise của "nhạc sĩ" nghiệp dư Rouget de Lisle Như trên đã nói, ở Tập 2 cuốn "Lịch sử Âm nhạc châu Âu", phần 1 tác giả Thế Vinh có viết về bài hát La Marseillaise. Cụ thể là "Bài thứ bảy: ÂM NHẠC CÁCH MẠNG PHÁP NĂM 1789), tác giả Thế Vinh viết: "Ngày 25/4/1792, ở Pari vang lên một giai điệu hùng tráng mới mẻ. Đó là một bài ca bất hủ, sau này đã trở thành quốc ca Pháp. Tác giả ca khúc này là một nhạc sĩ nghiệp dư, tên ông là Rudê đơ Lilơ. Mowiss đầu bài này chỉ có tên chung là bản "hành khúc chiến trận", sau đó, nhân việc giải tù binh từ Mác Xây về Pari, quân đội hát vang trên đường phố, thế rồi chẳng bao lâu bản hùng ca ấy đã được phổ biến khắp nước Pháp, người ta đặt tên cho nó là bài Macxâye. Như luồng gió mới, Macxâye vang rộng khắp châu Âu, đóng một vai trò quan trọng trong công cuộc động viên cách mạng ở các nước này" Tiếp theo, Thế Vinh giới thiệu bản kí âm bài Marseillaise. Và ông viết tiếp: "Môrít Torê nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Pháp đã viết về bài ca ấy như sau: Macxâye vang dậy từ cách mạng Pháp 1792, chống nhà vua và bọn phong kiến, đó là bài ca cách mạng, bài ca khởi nghĩa, bài ca chiến thắng của châu Âu. Đây cũng là bài ca của những người dân chủ và vô sản, của những người Cách mạng Tháng chạp Pêrtecbua, của những công nhân Matxcơva và Pêtơrôgrát, của nông dân Nga đứng lên lật đổ ách thống trị của Nga Hoảng và tư bản để bắt đầu xây dựng một sự nghiệp mới - xây dựng CNXH" 3. Chỉ cần qua ví dụ nhỏ thế thôi, đủ thấy rằng lịch sử không bao giờ quên những giá trị đích thực. Thế Vinh không thể bịa ra đoạn lịch sử đó được, mà ông phải dịch từ sách nước ngoài. Bây giờ tìm kiếm những tài liệu chứng minh và trích dẫn không còn khó nữa, xin các bạn tự kiểm chứng. Tôi chỉ dẫn ra đây nguồn tư liệu đánh máy trên giấy rách nát chữ nhòe nhoẹt, để độc giả tham khảo làm cứ liệu. Trân trọng!

 Bạn "Trao đổi" nên xem lại câu khẳng định của Minh Đạo về các bài Quốc ca:  "Những bài hát đó nó có giá trị lịch sử rất lớn, nhiều khi nó làm thay đổi cả LS, nhưng về học thuật âm nhạc thì không." "Điều đó không ai có thể phủ nhận"

Nhưng mà bác "Trao Đổi" bác ấy nói có lí, có tình, có dẫn chứng hẳn hoi. Em biết "Hiền tài là nguyên khí quốc gia", nhưng đất nước em hơn 90% nông dân, phận em nhỏ như con sâu cái kiến thì cũng là thành viên cấu tạo nên cái cơ thế VN mà bác. Vì thế mà cũng phải ghi nhận em chứ, chả lẽ cứ ghi nhận công lao các vị đức cao vọng trọng không thôi thì bất công cho em quá. Em ứ thèm chơi với các bác, để các bác anh hùng nhất khoảng muốn làm gì thì làm... hì hì...

ĐĂNG BÌNH LUẬN

CAPTCHA
This question is for testing whether or not you are a human visitor and to prevent automated spam submissions.